Sở hữu một căn nhà xưa nay được xem là một mục tiêu trong cuộc sống của nhiều người. Ngày nay, nhiều người trẻ sẵn sàng làm mọi cách và tiết kiệm hàng tháng để thanh toán cho khoản nợ mua nhà. Tuy nhiên, hãy chắc chắn trả lời hết những câu hỏi sau trước khi biến mình thành một “con nợ” cho ngôi nhà của bạn.
1. Mục đích mua nhà của bạn là gì?
Bạn muốn lựa chọn cho mình một căn nhà mới vì mới kết hôn, hay đơn giản là ra ở riêng? Tìm một căn nhà mới không khó, nhưng để nó đáp ứng được đúng tiêu chí và các thủ tục thì bạn cần phải cân nhắc kĩ lưỡng. Mục đích mua nhà Điều đầu tiên bạn phải nghĩ đến là xác định mình mua nhà để làm gì? Chỗ ở mới cho gia đình, nơi kết hợp cho công việc hay đơn thuần mua nhà chỉ để đầu tư kiếm lời? Thêm đó, ngôi nhà bạn cần mua đã là chỗ ở lâu dài hay chưa? Ngôi nhà đó sẽ là nhà cũ hay nhà chung cư? Ở được bao nhiêu người? Kiến trúc ra sao? Phong thủy có phù hợp với vận số và con đường sự nghiệp lâu dài của gia đình bạn hay không? Mua nhà là một chuyện quan trọng, cần xem xét đến nhiều yếu tố khác nhau. Chỉ có khi bạn đã sẵn sàng tâm lý, có sự đồng thuận cần thiết của cả vợ chồng thì mới dễ dàng quyết định
2. Bạn có bao nhiêu tiền để mua nhà?
Đừng ngại ngần trao đổi ý kiến với nhau để rút ra kết luận phù hợp nhất. Tài chính Điều kiện tiên quyết cho mọi sự mua sắm. Hãy kiểm tra xem hiện tại bạn đang có bao nhiêu tiền? Khả năng sẽ mua được ngôi nhà ở dạng chung cư hay nhà cũ? Thường thì các đôi vợ chồng trẻ có xu hướng chọn mua nhà chung cư, bởi lẽ giá cả không quá cao mà lại có nhiều chương trình trả góp hấp dẫn. Tiền là điều kiện cần cho bạn có một ngôi nhà mới. Nếu không đủ khả năng, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của người thân, bạn bè hay vay mượn ở ngân hàng. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là thận trọng xem xét đến khả năng tài chính. Đừng chọn những ngôi nhà có giá quá cao, để rồi phải vất vả trả góp nhiều năm dài. Bởi lẽ, bên cạnh khoản tiền cho ngôi nhà yêu thích, bạn còn phải đương đầu với nhiều chi phí khác nữa. Thận trọng xem xét túi tiền của mình trước khi quyết định đầu tư cho một ngôi nhà nào đó không bao giờ là việc dư thừa.
3. Tình hình của bạn có ổn định?
Nhiều nhà đầu tư lưu ý rằng bạn nên thuê nhà cho đến khi có cuộc sống ổn định, kết hôn và sinh con. Trong vòng 5 năm tới, bạn có thể chuyển nơi công tác, kết hôn sinh con và di chuyển đến một nơi khác. Vì vậy đừng dại biến mình thành “con nợ” cho căn nhà khi bạn còn trẻ và có nhiều thay đổi trong tương lai.
4. Bạn có thể mua nhà mà không cần phải rút khoản tiền tiết kiệm?
Nếu bạn phải sử dụng cả khoản tiền tiết kiệm hưu trí hoặc quỹ khẩn cấp để trả khoản phí trả trước cho khoản mua nhà, bạn có thể rơi vào tình hình tài chính khó khăn. Một khảo sát gần đây cho thấy một nửa người trẻ hối tiếc về quyết định mua nhà trả góp của mình tại thời điểm trước đó.
5. Thắt chặt chi tiêu để trả nợ nhà có khiến bạn hạnh phúc?
Cần ước tính khoản thanh toán tiền nhà hàng tháng và với số tiền còn lại để chăm lo cho con cái, chi tiêu và thanh toán cho các khoản hóa đơn, liệu bạn có hạnh phúc?
Chuyên gia tài chính Mark La Spisa, Chủ tịch của Vermillion Financial Advisors ở Illinois, Mỹ, nhận định các khoản thanh toán mua nhà, thuế và bảo hiểm không nên chiếm quá 25% tổng thu nhập. Một số chuyên gia khuyên nên tuân theo quy tắc 28/26, tức chi phí hàng tháng cho nhà ở không chiếm quá 28% tổng thu nhập và tất cả các khoản nợ (nợ mua nhà và nợ khác) chiếm không quá 36% tổng thu nhập.
6. Địa điểm ngôi nhà có thuận lợi cho công việc của bạn?
Địa điểm cũng là một yếu tố khá quan trọng. Ngôi nhà mới của bạn nằm ở vị trí nào? Có gần trung tâm thành phố hay cách xa chỗ làm của bạn? Một ngôi nhà tốt phải giúp ích cho chủ nhân của nó. Địa điểm là tiêu chí bất di bất dịch, nếu đã mua rồi thì khó lòng thay đổi được. Bạn nên xem xét đến các tiêu chí như nhà gần trường học, bệnh viện, siêu thị, chợ,… có không gian phù hợp với sự phát triển của con cái. Thêm đó, vị trí ngôi nhà thuận lợi cho giao thông, không bị ô nhiễm khí thải, tiếng ồn cũng rất quan trọng.
7. Hàng xóm của bạn sẽ là người thế nào?
Ông bà ta thường nói: “Bà con xa không bằng láng giềng gần”. Những người hàng xóm vui tính, tốt bụng cũng giúp ích cho bạn nhiều vấn đề. Hơn nữa, bạn cần kiểm tra kĩ lưỡng an ninh khu vực, các hoạt động đoàn thể thường diễn ra. Người mới tiếp xúc khó có cái nhìn khách quan, thế nên bạn có thể tham khảo qua giao tiếp, tổ dân phố,… Nhiều người cũng hay lựa chọn nhà khi khu vực đó có người thân, bạn bè sinh sống. Bên cạnh các yếu tố khách quan thì việc có một không gian riêng thật thoải mái sẽ giúp bạn phát triển lâu dài cuộc sống gia đình mình. Vì thế, bạn nên xem xét khả năng tương tác trong tương lai từ ngôi nhà đó.
8. Ngôi nhà của bạn có an toàn về tính mạng và sức khỏe?
Nếu có con nhỏ, vấn đề này được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt là những căn chung cư có lan lan hướng ra ngoài. Trẻ em rất dễ bị thu hút bởi lan can, thế nên lo xa tránh những tình huống đáng tiếc là chuyện rất đáng quan tâm. Trong những năm gần đây, giá nhà đất xuống nhanh, nhiều người cứ thấy nhà rẻ là lao vào, bất chấp những hiểm họa có thể gặp phải. Để đảm bảo an toàn về sức khỏe và tính mạng cho các thành viên gia đình mình, hãy thận trọng trước các vấn đề an toàn cháy nổ như: điện, gas, thang máy,… kể cả các thiết bị, đồ dùng trong nhà cũng cần kiểm tra kĩ.
9. Bạn đã lập ngân sách cho các chi phí liên quan?
Khi sở hữu một căn nhà, bạn cần phải tính toán các khoản chi phí thường xuyên như thuế bất động sản hàng năm và bảo hiểm cho căn nhà. Việc có một căn nhà yêu cầu bạn cũng phải bỏ các khoản phí bảo trì. Chuyên gia khuyên bạn nên ước tính bỏ ra khoảng 1% giá mua nhà vào một quỹ riêng dành cho việc sửa chữa và bảo trì căn nhà.
10. Thủ tục pháp lý của ngôi nhà có đầy đủ không?
Việc mua nhà không chỉ cần có sổ đỏ, nó còn dính đến nhiều giấy tờ quan trọng khác. Nhiều người đã gặp không ít khó khăn, thậm chí bị lừa đến trắng tay chỉ vì ít hiểu biết luật pháp. Tốt nhất bạn nên tự trang bị kiến thức cần thiết hoặc nhờ đến những người thân cận sành về lĩnh vực pháp lý đất đai. Nhà cần mua phải nằm trong diện không giải tỏa, quy hoạch, không dính đến các vấn đề tranh chấp quyền sở hữu. Tóm lại, đừng nóng vội trong việc giải quyết các giấy tờ. Bởi chỉ một chút sai lầm cũng dẫn bạn đến những tình huống bi hài không nói trước được.
Ngoài việc đặt ra và trả lời những câu hỏi trên đây, trước khi mua nhà bạn cũng cần phải cân nhắc vấn đề tài chính. Để tránh trường hợp vỡ ngân sách hay không đủ khả năng chi trả nợ và lãi suất vay mua nhà hàng tháng, bạn chỉ nên chọn mua căn hộ phù hợp với túi tiền. Tốt nhất chỉ nên mua khi có sẵn khoảng 50% tổng giá trị căn hộ để hạn chế rủi ro.